Học cách rèn luyện ý chí nghị lực là bước đầu tiên để trở thành người bản lĩnh. “Sức mạnh không đến từ thể chất, nó đến từ ý chí bất khuất” – Đây là câu nói rất nổi tiếng của nhà chính trị gia Ấn Độ Mahatma Gandhi nói về tầm quan trọng của ý chí. Ý chí không tự nhiên mà có, chúng được tôi luyện qua năm tháng cùng sự rèn luyện của mỗi chúng ta.
Ý chí là gì? Đặc điểm của ý chí
Ý chí là khả năng tinh thần có trong mỗi con người. Nhờ có ý chí mà chúng ta có động lực để phấn đầu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để đạt được kết quả như mong muốn. Ý chí ở mỗi cá nhân là khác nhau, phụ thuộc và tâm lý, trải nghiệm, kiến thức mà họ đã trải qua.
Ý chí được thể hiện thông qua các đặc điểm:
- Tính mục đích: xác định được mục đích của hành động.
- Tính bền bỉ: được thể hiện qua việc kiên trì vượt nghịch cảnh.
- Tính tự chủ: kiểm soát tốt những suy nghĩ từ bên trong
- Tính quyết đoán: dám hành động khi đã xác định được mục tiêu
- Tính độc lập: tự bản thân mỗi người sẽ có quyết định thực hiện hành động một cách độc lập
Yếu tố hình thành nên ý chí
Có 3 yếu tố hình thành nên ý chí. Việc xác định được 3 yếu tố này sẽ giúp bạn tạo ra kế hoạch về cách rèn luyện ý chí đúng đắn hơn.
Nền tảng kiến thức
Nền tảng kiến thức của mỗi con người là không giống nhau. Nền tảng này tạo ra những con người có định hướng và niềm tin khác nhau. Người có nền tảng kiến thức chắc chắn sẽ có định hướng đúng đắn cho mỗi hành động của mình.
>>>Đọc giả quan tâm nhiều nhất: Rèn luyện sự tập trung
Niềm tin kiên định
Ý chí không bao giờ tách rời với niềm tin. Một con người có ý chí chắc chắn phải có niềm tìn kiên định vào định hướng của mình.
Mục tiêu đủ lớn
Ý chí chỉ xuất hiện khi con người đã xác định được mục tiêu đủ lớn. Đủ lớn ở đây được hiểu là phù hợp với chủ thể hoặc phù hợp với đa số mọi người.
Như vậy có thể thấy ý chí có liên quan rất nhiều đến lý trí. Chúng chi phối trực tiếp cảm xúc và trí tuệ của mỗi chúng ta.
Cách rèn luyện ý chí nghị lực
Ý chí không tự nhiên mà có, nó được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất khi gặp nghịch cảnh. Vì vậy việc học cách rèn luyện ý chí nghị lực sống là vô cùng quan trọng, giúp bạn sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống. Dưới đây là một số cách giúp bạn rèn luyện ý chí nghị lực để trở thành một người bản lĩnh:
Tích lũy kiến thức
Một con người chỉ lớn lên khi họ học hỏi thêm được các kiến thức và biến nó thành trải nghiệm. Ý chí trở nên mạnh mẽ nhất khi được xây dựng trên một nền tảng kiến thức đủ mạnh. Để có được ý chí, bạn cần phải không ngừng học hỏi, trau rồi kiến thức, kỹ năng và hiểu biết của mình. Trong quá trình học cách rèn luyện ý chí đừng tự bó hẹp những kiến thức của mình chỉ ở mức chuyên môn, mọi sự việc trải qua, mọi thông tin bạn tiếp nhận đều có thể cho bạn những bài học hữu ích.
Kiến thức có ảnh hưởng lớn đến niềm tin của bạn. Nếu kiến thức bạn tiếp nhận sai lệch, nó có thể khiến bạn trở nên tiêu cực và lệch lạc. Nếu kiến thức bạn tiếp nhận tích cực, nó tạo cho bạn niềm tin mạnh mẽ và dẫn dắt hành động đúng đắn.
Tạo động lực cho bản thân
Trong qua trình học cách rèn luyện ý chí tạo động lực cho bản thân rất quan trọng trong quá trình rèn luyện ý chí. Vì vậy bạn hãy dựa trên những hiểu biết của bản thân cũng như tình hình thực tế mà xây dựng cho mình một động lực mạnh mẽ. Đây được xem như là một niềm tin tưởng vững chắc thúc đẩy bạn phải tiến lên.
Đặt mục tiêu hành động
Đích đến cuối cùng là điều bạn cần phải làm ngay khi rèn luyện ý chí. Hãy xác định điều bạn muốn đạt đến là gì và đi cùng với đó là những tiêu chí để đánh giá. Trong những mục tiêu lớn nên bao gồm những mục tiêu nhỏ để dẫn lối cho chúng ta chạm từng mốc một.
Lên kế hoạch hành động
Sau khi vạch ra được mục tiêu hành động, bạn cần bắt tay xây dựng một kế hoạch cụ thể để thực hiện các công việc nhằm đạt đến mục tiêu ban đầu. Cần xác định rõ các công việc cần làm và làm như thế nào và có phương pháp đo lường hiệu quả của công việc.
Cuối cùng là bạn cần phải nỗ lực để thực hiện tất cả những mục tiêu đã đặt ra. Bạn hãy nhớ lại quãng thời gian mình từ thi đại học, đây là giai đoạn ý chí trong bạn được đẩy lên cao nhất. Bạn nên thử tạo động lực cho bản thân mình một lần như vậy nữa để hoàn thành các mục tiêu.
Rèn luyện tinh thần và thể chất
Song song với việc thử thách học cách rèn luyện ý chí mình trong các công việc, bạn cần vạch ra một kế hoạch rèn luyện thân tâm trí dài hạn để bản thân phát triển toàn diện và có động lực lớn hơn mỗi ngày. Quá trình này gắn liền với ba mục tiêu: Tu thân, tu tâm, tu trí.
Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy thử tìm hiểu chương trình rèn luyện Thân Tâm Trí do thầy Nguyễn Đình Dương tổ chức.
“Nếu không thể trốn tránh đêm đen, chi bằng tôi luyện bản thân, kiên cường lạc quan để kiếm tìm những vì sao rực rỡ.”
>>>Đọc giả quan tâm nhiều nhất: