Cách rèn luyện sự tự tin như thế nào để đạt hiệu quả? Sự tự tin là chìa khóa dẫn lối cho thành công của mỗi cá nhân và tập thể. Bạn sẽ không có được sự công nhận từ người khác nếu ngay chính bản thân còn không tin vào mình. Bạn có thể sẽ tìm được giải pháp sau khi đọc bài viết này.
Vì sao bạn thiếu tự tin?
Tự tin là sự tin tưởng vào chính mình và chúng được bộc lộ qua suy nghĩ, tác phong, hành động của chúng ta. Tuy nhiên lại có rất nhiều người có năng lực nhưng vẫn cảm thấy thiếu tự tin ở bản thân. Họ luôn e dè cho rằng ý kiến bản thân không đúng, mình chưa đủ giỏi và sau đó tự kìm hãm chính mình.
Thực tế là không phải ai mới sinh ra cũng thiếu tự tin vào bản thân, chúng được hình thành thông qua môi trường sống và lớn dần theo năm tháng. Lâu dần tâm lý thiếu tự tin trở thành lối mòn trong suy nghĩ và trở thành một bản năng. Vậy để tháo gỡ điều này chúng ta cần phải tìm ra sự thiếu tự tin của mình bắt đầu từ đâu để từ học cách rèn luyện sự tự tin.
Bị so sánh
Khi nói về cách rèn luyện sự tự tin, sai lầm lớn nhất của rất nhiều phụ huynh đó chính là luôn lấy “con nhà người ta” ra làm hình mẫu để so sánh với con mình. Việc luôn bị so sánh với những người khác mà không được khen ngợi đúng lúc khiến cho tâm lý tự ti bắt đầu hình thành. Họ chỉ chăm chăm vào những điểm yếu của bản thân mà quên đi những thế mạnh của chính mình.
Sau này dù không còn bị cha mẹ so sánh thì chính bản thân người đó cũng có tâm lý so sánh mình với người khác. Một trong những kiểu so sánh phổ biến nhất đó chính là mặc cảm về ngoại hình. Một người với các khiếm khuyết về ngoại hình sẽ có xu hướng khép mình lại và cố gắng trở nên nhạt nhòa giữa đám đông.
Sự thiếu hiểu biết
Sự thiếu hiểu biết là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều người trở nên mất tự tin. Khi bước ra ngoài xã hội và tiếp cận với môi trường gồm những người có kiến thức sâu hơn, họ có cảm giác mình yếu kém và không biết phải thể hiện mình như thế nào.
Tuy nhiên nguyên nhân này lại hoàn toàn có thể khắc phục thông qua việc học cách rèn luyện sự tự tin.
Thiếu trải nghiệm
Tương tự như yếu tố hiểu biết, yếu tố trải nghiệm cũng có tác động tương tự. Một người có lý thuyết nhưng chưa bước ra làm thực tế có xu hướng không chắc chắn vào bản thân mình. Họ cảm thấy mông lung với công việc của mình và không có niềm tin rằng mình sẽ thành công.
Bị chỉ trích
Việc thường xuyên bị chỉ trích khiến cho một người dễ trở nên mặc cảm với chính bản thân. Giống như một chiếc cây được tưới tắm bởi mỗi ngày bởi thuốc độc, đến một lúc nào đó chúng sẽ chết. Việc bị chỉ trích không những không tạo động lực để họ thay đổi mà ngược lại khiến họ trở nên thu mình và tự ám thị rằng mình là người yếu kém.
Quan niệm sai lầm về các giá trị sống
Sự phát triển của xã hội hiện nay kéo theo đó nhiều hệ lụy về các giá trị đạo đức bị sai lệch. Hàng loạt những hình tượng nổi lên mang chiều hướng tiêu cực khiến cho nhiều người cũng nhìn nhận sai lệch về giá trị sống của bản thân.
Mỗi nguyên nhân đều tạo ra một kiểu người thiếu tự tin khác nhau, nhưng họ giống nhau ở một điểm là luôn tự đánh giá thấp bản thân và cố gắng né tránh để bản thân trở thành tâm điểm.
>>Bài viết được xem nhiều nhất: Rèn luyện sự tập trung
Cách rèn luyện sự tự tin
Sự thiếu tự tin trở thành một bất lợi lớn đối với chúng ta trong cuộc sống. Để cải thiện cần rất nhiều sự nỗ lực và mong muốn thay đổi ở bản thân. Bạn sẽ không thấy hiệu quả ngay từ ngày đầu tiên nhưng đừng vội nản, hãy thay đổi từng bước một, mỗi ngày một chút.
Dưới đây là một số cách rèn luyện sự tự tin cơ bản dành cho bạn:
- Tập suy nghĩ “tôi có thể” thay vì “tôi không thể”. Nếu chính bạn không tin mình thì ai sẽ tin tưởng bạn đây? Vì vậy cần mạnh mẽ chấp nhận bước ra khỏi con người nhút nhát vốn có và sẵn sàng thay đổi.
- Phát hiện thế mạnh bản thân: Đừng vội nói rằng tôi chẳng có thế mạnh gì nếu bạn đọc đến đây bởi vì con người có đến 8 loại hình trí thông minh đa dạng khác nhau (Thông minh Nội tâm, Thông minh Giao tiếp, Thông minh Ngôn ngữ, Thông minh Logic – Toán học, Thông minh Hình ảnh). Hãy dùng bút và ghi ra những điều bạn có thế mạnh kể cả nó không phục vụ cho mục đích công việc. Sau đó ghi cả những cách để phát huy thế mạnh đó, chúng có liên quan gì đến công việc.
- Phát hiện điểm yếu của bản thân: Việc đối diện với cả những điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn chấp nhận tốt hơn con người của mình cũng như có phương án thay đổi chúng.
- Ngừng so sánh bản thân: Xin ghi nhớ rằng bạn là duy nhất, không phải một phiên bản của bất kì ai. Ngay cả điểm yếu cũng là dấu ấn giúp người khác ghi nhớ bạn. Chỉ khi bạn chấp nhận chính mình thì bạn mới có thể bắt đầu thay đổi.
- Đặt ra mục tiêu để phấn đấu: Thay vì cố gắng giống người khác, hãy lấy thành công của họ là mục tiêu để bạn vượt qua. Đừng vội đặt những mục tiêu quá lớn, hãy bắt đầu từ việc nhỏ.
- Nâng cao kiến thức và trải nghiệm của bản thân: Nếu bước này bạn không thực hiện thì thật ra những biện pháp trên đều không có giá trị. Con người không thể phát triển chỉ với những bản năng vốn có mà cần được tích lũy kiến thức mỗi ngày. Khi bạn có sự hiểu biết, sự tự tin trong bạn sẽ tăng lên một cách tự nhiên.
- Chấp nhận thất bại: nếu lúc nào cũng sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ làm được việc gì cả. Thay vì sợ sai, hãy chấp nhận rằng bạn có thể sai và sau đó sẽ học được những bài học quý giá từ nó.
- Tập diễn đạt trước gương: nhìn vào gương là một cách để bạn học cách đối diện. Bạn có thể đặt ra các tình huống, tập phản biện những điều đó trước gương. Cách này nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế lại rất hữu ích giúp bạn học cách rèn luyện sự tự tin.
Rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp
Trong giao tiếp đối thoại, điều khó khăn nhất là bạn không biết mình nên nói gì và rất sợ nói sai. Và đây là một vài cách rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp:
- Có sự tìm hiểu và học hỏi các mảng của đời sống một cách nghiêm túc. Nếu bạn muốn giao tiếp tốt trong công việc, vậy hãy học thêm kiến thức chuyên môn của mình.
- Nghĩ ra các kịch bản giao tiếp và chuẩn bị trước cách xử lý cho các tình huống.
- Quan sát sự giao tiếp của những người thành công và ghi ra những điều bạn cần học hỏi.
- Khi nói chuyện, hãy nói chậm, tập trung vào cuộc hội thoại và nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
- Kiểm soát đôi bàn tay để chúng không thừa thãi.
- Tập giao tiếp mỗi ngày: có thể những ngày đầu bạn còn gặp nhiều trở ngại nhưng lâu dần bạn sẽ học được cách giao tiếp như một kỹ năng tự nhiên.
Rèn luyện sự tự tin trước đám đông
Nếu như rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp đã khó thì rèn luyện sự tự tin trước đám đông lại ở một cấp độ cao hơn. Để cải thiện điều này, bạn có thể tham khảo một số tip sau đây:
- Ra ngoài nhiều hơn: để không sợ hãi đám đông thì điều đầu tiên bạn cần làm là hòa vào đám đông thay vì cô lập mình trong nhà.
- Có sự chuẩn bị tâm lý, kiến thức trong mỗi sự kiện bạn tham gia.
- Tập trước về điều bạn sẽ thuyết trình trước đám đông và đảm bảo bản thân đã nắm chắc những điều mình nói.
- Nếu bạn cảm thấy run và mất bình tĩnh, hãy ngừng lại và hít thở sâu.
- Nhìn thẳng vào đám đông khi bạn thuyết trình.
Rèn luyện sự tự tin trong công việc
Sự tự tin trong công việc phụ thuộc rất nhiều vào các trải nghiệm và thành quả bạn đạt được trong công việc. Vì vậy, để học cách rèn luyện sự tự tin khi bắt đầu một công việc hoàn toàn mới mẻ bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Cần suy nghĩ rằng tôi sẽ làm được
- Đặt ra kế hoạch và mục tiêu lớn
- Hoàn thành từng mục nhỏ trong kế hoạch và mục tiêu.
- Đo lường lại hiệu quả công việc và có sự thay đổi khi gặp vấn đề
- Học hỏi kinh nghiệm từ người khác và tham gia các hội nhóm
- Có sự trao đổi công việc với các cộng sự của mình
Nếu bạn là một người cực kì nhút nhát và luôn hoài nghi về bản thân mình, mong muốn bản thân thay đổi suy nghĩ và học hỏi để lớn dần thì hãy tham gia khóa học rèn luyện Thân – Tâm – Trí của thầy Nguyễn Đình Dương. Khóa học này không chỉ giúp tôi học được cách tự tin hơn vào chính bản thân mình mà còn xây dựng được tầm nhìn và định hướng đúng đắn cho cuộc đời.
>>>Bạn đọc quan tâm nhiều nhất: